Sau khi luồn được đầu dây cáp từ trong nhà ra phía ngoài, người đàn ông này tiếp tục buộc nó vào một cột biển báo bằng inox ở trên vỉa hè rồi mới cắm đầu sạc vào chiếc Tesla. Mỗi lần sạc pin như vậy mất khoảng 6-8 tiếng.
Chen Si (56 tuổi) làm tình nguyện viên tuần tra cầu sông Dương Tử Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ. Ông thường xuất hiện với chiếc áo tình nguyện viên màu đỏ, có in dòng chữ: "Hãy trân trọng cuộc sống mỗi ngày".
Hàng ngày, ông tuần tra khoảng 10 lần trên cây cầu này.
Công việc của Chen Si là đi bộ tuần tra, trò chuyện với những người nán lại hoặc đi lang thang vô định trên cầu. Nhờ vậy, ông đã phát hiện và ngăn chặn được nhiều người có ý định tự tử.
Ngoài việc tuần tra, Chen Si còn tham gia công tác cứu hộ những người đã nhảy xuống sông.
Lần đầu tiên ông nhận ra chuyện mọi người có thể có ý định tự tử trên cây cầu ông làm việc là vào năm 2000. Khi ấy, ông đã bắt gặp một cô gái có vẻ mặt tuyệt vọng, đang lang thang trên cầu.
Lo lắng cô gái đang nghĩ quẩn, Chen Si đã tới bắt chuyện. Ông cố gắng vực dậy tinh thần cho cô, mua nước uống, thức ăn và vé xe để cô về nhà vì cô không có tiền. "Tôi nhận ra vẫn có thể ngăn được họ", ông nói.
Ông học cách nhận biết liệu một người đang cảm thấy chán nản hay không thông qua tư thế của họ. "Những người đang đấu tranh nội tâm, thường không có cử động cơ thể thoải mái. Cơ thể họ trông nặng nề.
Tôi muốn nói với những người này rằng, chỉ cần bạn còn thở, bạn còn hy vọng để bắt đầu lại cuộc sống", Chen Si chia sẻ.
Có lần, Chen Si cứu một người phụ nữ định nhảy cầu vì bị chồng lừa dối. Ông động viên cô ấy rằng: "Nếu trời có sập xuống, anh sẽ là anh trai của em và giúp đỡ em".
Một lần khác, ông cứu một cô gái thi đỗ đại học nhưng không có tiền đóng học phí. Chen Si đã thuyết phục cô từ bỏ ý định tự tử và kêu gọi mọi người ủng hộ, quyên góp được hơn 1.400 USD (khoảng 35 triệu đồng) giúp đỡ cô.
Kể từ tháng 9/2003 đến nay, ông đã ngăn chặn được khoảng 469 vụ tự tử. Chen Si giúp đỡ họ và thậm chí dùng tiền tiết kiệm của mình để thuê phòng cho những người đó ở tạm thời trong thời gian khó khăn.
Câu chuyện của Chen Si được nhiều người ca ngợi và đặt cho biệt danh "Thiên thần Nam Kinh". "Ông ấy đúng là một thiên thần, mang đến cho những người đang tuyệt vọng niềm hy vọng và cơ hội sống", người dùng mạng bình luận.
Chủ đề của cuộc thi năm nay gắn với kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (1874-2024).
Dưới đây là bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53.
… ngày… tháng… năm…
Chào bạn,
Tôi viết bức thư này vào năm 2024, sau 150 năm kể từ khi Liên Hiệp Bưu chính Thế giới (UPU) được thành lập, phục vụ qua 8 thế hệ con người trên khắp hành tinh.
Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Internet, với sự tiện lợi và giao tiếp không giới hạn. Dù vậy, tôi vẫn lựa chọn cách viết thư để gửi tới bạn chứ không phải là một vài đoạn tin nhắn trên mạng, như một cách để chúng ta cùng ghi nhớ về một thời kỳ, khi thư tín là những lá thư giấy được viết tay với những cảm xúc sâu sắc. Bởi tôi cũng muốn bạn cảm nhận được xúc cảm của tôi, về một thế giới mà tôi mong các bạn đang sở hữu từ những nỗ lực của chúng tôi ngày hôm nay.
Bạn có biết không, năm 2023 đã được Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) thuộc Liên minh châu Âu xác nhận là nóng nhất kể từ năm 1850, và có thể là năm Trái đất nóng nhất trong 100.000 năm.
Từ châu Phi, châu Á tới châu Âu, từ nước nghèo cho tới nước giàu, thảm họa tự nhiên không chừa bất cứ một mảnh đất nào. Ngay đầu năm 2023, thế giới đã bàng hoàng vì hai trận động đất liên tiếp trong vòng 12 tiếng xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Đã có hơn 50 nghìn người thiệt mạng vì thảm họa này, thiệt hại kinh tế gần 200 tỷ USD...
Liên tiếp những tháng sau đó là hàng loạt các thảm họa khủng khiếp khác như cháy rừng tại Indonesia vào tháng 6, cháy rừng dữ dội ở Hawaii vào tháng 8. Riêng trong tháng 7, Hy Lạp đã hứng chịu hơn 120 vụ cháy rừng lớn nhỏ...
Đồng thời, những trận lũ dữ dội càn quét liên tục các quốc gia và vùng lãnh thổ suốt năm 2023. Tháng 5, hơn 250 nghìn người Somalia phải sơ tán do lũ lụt. Tháng 9, tới 38 nghìn người ở Đông Bắc Libya phải di dời do ảnh hưởng của cơn bão Daniel. Tháng 10, lại là lũ lụt khiến Myanmar đóng cửa hơn 200 trường học. Tháng 11, Pháp tuyên bố tình trạng thiên tai tại 250 cộng đồng ở miền Bắc do lũ lụt...
Tôi muốn nhắc lại những điều này để bạn biết rằng Trái đất, ở thời điểm 2024, đang đối mặt với điều gì. Và các quốc gia trên toàn thế giới đang đồng thời chung tay nỗ lực, với những hành động cụ thể như Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), có hiệu lực từ ngày 21/3/1994, nhằm ngăn chặn sự can thiệp “nguy hiểm” của con người vào hệ thống khí hậu được 198 quốc gia phê chuẩn.
Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc - với mục đích thắt chặt sự kết nối giữa các thế hệ và đảm bảo cho một hành tinh đáng sống trong hiện tại cũng như trong tương lai - được tất cả các quốc gia thành viên thông qua vào năm 2015... Nói riêng ở Việt Nam, từ năm 2022, Chính phủ cũng đã phê duyệt "Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050".
Các quốc gia đã không chỉ đồng ý thực hiện các hành động mạnh mẽ hơn về khí hậu mà còn chỉ ra cách thức để thực hiện các hành động đó.
Do đó, dù không biết bạn nhận được thư này vào thời gian nào, nhưng tôi mong rằng lúc này, khi bạn đọc lá thư thì cũng là lúc bạn và người thân, bạn bè, đồng nghiệp... đang tận hưởng một Trái đất không không động đất, không cháy rừng, không lũ lụt, không nắng nóng kỷ lục...
Ở thế giới mà tôi hy vọng bạn kế thừa, cây cối và muôn loài, ruộng vườn và rừng xanh, sông ngòi và biển cả sẽ được chăm lo và bảo vệ chu đáo. Năng lượng sạch và tái tạo đã trở thành phổ biến, đáp ứng tỉ trọng lớn trong nhu cầu năng lượng của con người, thay thế cho những nguồn năng lượng gây hại với môi trường. Cuộc sống của toàn thể cư dân trên trái đất thật sự đúng nghĩa với hai từ "xanh" và "sạch".
Và hãy đừng quên nhé, đó là "món quà" mà 8 tỷ người dân chúng tôi ở thế kỷ 21 trên khắp hành tinh này cùng chung tay bồi đắp dành lại cho các bạn.
Trân trọng,
Ký tên